home donate

Eng   Tiếng Việt

essential HELP: a weblog
international and community development in Vietnam

Archive for the ‘Vision for the poor’ Category

Vision for the Poor Program 2017

Thursday, April 6th, 2017

In March 2017, VNHelp organized 3 rounds of free cataract surgery for 360 patients at Trung Vuong Eye Central Hospital (Sai Gon). There were 178 patients on March 9th & 10th and 182 patients on March 23rd. Besides providing free surgery and medication, VNHelp also sponsored transportation and lunch for patients during the surgery days. Without our assistance, these poor patients could not afford the cost of cataract surgery and suffered the loss of eyesight. This surgery mission was made possible with the generous sponsorship of Son Nam Charity Group (San Jose, CA), David & Dana Loury Foundation (Nevada) and Vision Insight Optometry (Milpitas, CA). To date, 6,135 poor cataract patients have benefited from VNHelp’s Vision for the Poor Program.

Trong tháng 3/2017, VNHelp đã tổ chức 3 đợt mổ thay thủy tinh thể miễn phí cho 360 bệnh nhân nghèo tại bệnh việt mắt Trưng Vương (Sài Gòn). Ngày 9 và 10 tháng 03, có 178 bệnh nhân; ngày 23 tháng 03 có 182 bệnh nhân. Ngoài chi phí phẫu thuật và thuốc men, chương trình cũng tài trợ toàn bộ chi phí đi lại và ăn ở trong ngày cho bệnh nhân. Các bệnh nhân đã tìm lại ánh sáng sau những ngày tháng chịu mù lòa vì không có điều kiện tài chính thay thủy tinh thể. Các nhà bảo trợ chính cho các đợt mổ mắt kỳ này gồm Nhóm Thiện Nguyện Sơn Nam (San Jose, CA), David & Dana Loury Foundation (Nevada) và Vision Insight Optometry (Milpitas, CA). Tính đến nay, tất cả 6.135 bệnh nhân nghèo đã được mổ mắt trong chương trình Đem Ánh Sáng Cho Người Nghèo của VNHelp.

DSC00241 DSC00255  DSC00266 DSC00281

Vision for the Poor Program, April 2016

Thursday, June 2nd, 2016

One of VNHelp’s most important and continuing initiatives is our effort to reduce suffering and improve the quality of life of the poor through the recovery of sight. In partnership with sponsors, local partners, and volunteers, our “Vision For The Poor” program has provided free eye surgery to thousands of cataract patients throughout Vietnam. In 2015, 699 cataract patients benefited from the program. In April 2016, VNHelp partnered with the charity organization (Nhóm Thiện Nguyện) Sơn Nam, the David & Dana Loury Foundation, and the Desletrez Tran & Friends group, to help 158 cataract patients regain their vision. These patients came from several of Vietnam’s southern provinces including Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang, Long An, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, and An Giang. VNHelp arranged and provided for the cataract surgery, lunch, and transportation, all at no cost to the patients. The enclosed photos show patients engaged in various phases of one such surgery day.

IMG_5456               IMG_8812

                                       Sai Gon Eye Hospital                                                                                 Program Banner

IMG_8855                IMG_8833

                                                Pre-surgery                                                                                     Post-surgery

Some stories during a Cataract Surgery Mission in 2015

Wednesday, April 20th, 2016

Please scroll down for the English version.

Vài câu chuyện trong kỳ mổ mắt đầu năm 2015…

Tiếp tục chương trình y tế cho người nghèo, trong năm 2015 VNHELP đã phối hợp cùng nhóm thiện nguyện Sơn Nam tổ chức 6 đợt mổ mắt miễn phí tại Bệnh viện Mắt, Sài Gòn trong tháng 3, tháng 4 và tháng 11. Tất cả 699 bệnh nhân thuộc gia đình nghèo đến từ các tỉnh Long An, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang, Bình Phước và Bà Rịa, Vĩnh Long. Bệnh nhân già nhất là 99 tuổi, và trẻ nhất là 15 tuổi.

Xin chia sẽ vài câu chuyện “bên lề” của chương trình mổ mắt năm 2015, với đủ vui và buồn, phấn khởi và nhức đầu, tháo vát và nhẫn nại, qua lời kể của điều phối viên Trương Thị Tuyết Nương:

“Bé Tư đâu?”

Để chuẩn bị ngày mổ đầu tiên, tối ngày 18/3/2015, tôi để đồng hồ báo thức lúc 4g30 sáng. Đang ngủ ngon lành, bỗng nhiên điện thoại reo lên, tôi choàng thức dậy, nhìn đồng hồ mới 3g30 sáng, nghĩ rằng tối qua tôi để lầm giờ báo thức! Tôi nghe máy, thì giọng Bé Tư, trưởng đoàn Cà Mau: “Chế ơi, tụi em đến nơi rồi!” (“Chế” là chị, theo cách gọi của nhiều người gốc Hoa).

Tôi bảo: “Sao đến sớm quá vậy? Hẹn 6 giờ sáng mà!”. Tôi cẩn thận bảo: “Vào hỏi bảo vệ xem có đúng địa chỉ không?”

Bé Tư còn lầm bầm: “Ở thành phố chỉ có Bệnh viện Mắt này thôi chứ còn ở đâu nữa!” Tôi cúp máy.

Khoảng 5 phút sau, Bé Tư gọi lại: “Bảo vệ bảo không phải ở đây chế ơi! Họ chỉ đi ngược lên đường Điện Biên Phủ”.

Tôi bảo: “Bảo tài xế chạy qua đường Nguyễn Đình Chiểu (vì đường Điện Biên Phủ một chiều), rồi qua Lý Thái Tổ vòng đầu đường Điện Biên Phủ chạy xuống, hoặc đưa máy để tôi hướng dẫn tài xế”. Thì lúc đó, tôi được biết, tài xế sau khi thả bệnh nhân trước cửa bệnh viện, đã đem xe đi gửi chỗ khác. Thế là bảo vệ phải chỉ đường cho cả đoàn 36 người đi bộ đến địa điểm mổ cách đó khoảng hơn 2 km.

Chờ khoảng 15 phút, tôi gọi lại Bé Tư xem tình hình ra sao. Bé Tư trả lời: “Chế ơi, đến bệnh viện Bình Dân, nhưng không ai biết trung tâm mổ mắt ở đâu? Hay chế qua đây chỉ cho tụi em!”.

Tôi kêu lên: “Trời ơi, giờ này làm sao tôi qua đó được! Bé Tư cứ đi tiếp theo hướng đó và tìm số nhà đầu hẽm là số 611”.

Một chốc, điện thoại lại reo: “Em hỏi không ai biết Trung tâm đó ở đâu?”

Tôi nghe tiếng lao xao, dường như họ đang hỏi đường ai đó. Tôi bảo: “Đưa máy cho người chỉ đường để tôi hướng dẫn”. Thật quả có người chỉ đường.

Tôi hỏi: “Đoàn đang đứng ở đâu vậy em?”

Có tiếng trả lời: “Dạ, gần đường Nguyễn Thiện Thuật, nhưng em không biết trung tâm đó ở đâu?”.

Tôi mừng quá, buột miệng: “Gần đến nơi rồi, em bảo họ đi thẳng tiếp chừng 500m, đến đầu hẽm số nhà 611, quẹo vào căn đầu tiên là Trung tâm chăm sóc mắt cộng đồng!”

Từ đó về sau, không nghe tiếng Bé Tư gọi lại nữa. Chắc họ đã tìm ra địa điểm rồi! Chuông báo thức reo báo đã 4g30. Tôi vội chuẩn bị để đi qua bệnh viện xem tình hình ra sao! Đúng 6 giờ tôi đến nơi, người đầu tiên tôi gặp là một bà to béo, dềnh dàng. Tôi hỏi: “Đoàn Cà Mau đến rồi phải không chị? Bé Tư đâu?”

Chị ấy trả lời: “Em là Bé Tư đây. Cô là cô Nương?”

“Đúng rồi. Nói chuyện qua điện thoại, tưởng Bé Tư bé bỏng như tên gọi, không ngờ…”.

Bé Tư tiếp lời: “Khổng lồ quá hả chế?” chị bật cười ha hả.

Tôi cũng cười theo vui vẻ. Tôi hỏi thăm: “Đoàn đi từ mấy giờ mà đến sớm quá vậy?”

Bé Tư đáp: “Dạ, từ 7 giờ chiều, đến đây 3g30 sáng”.

“… có ai cầm nhằm túi xách không?”

Hai bệnh nhân cuối cùng thuộc đoàn Cần Đước, khi thay quần áo mổ trả cho bệnh viện, tìm áo quần của mình không thấy, hỏi tạp vụ bảo không biết, họ rối lên. Tôi gọi các trưởng đoàn xem có ai cầm nhằm túi xách không. Trưởng đoàn Cần Đước hỏi gần bệnh viện có nơi nào bán áo quần may sẵn không? Anh định đi mua 2 bộ đồ cho bệnh nhân mình thay để trả lại quần áo cho bệnh viện. Một bệnh nhân bảo: “Mua 2 đôi dép nữa, vì dép cũng bỏ trong túi xách”. Mọi người cười ồ: “Đi mổ về lại có quần áo và giày dép mới thì sướng quá rồi!” Vừa lúc đó, chị tạp vụ chạy vội xuống tầng 1, bảo đã tìm được giỏ xách rồi! Mọi người thở phào nhẹ nhỏm.

… và vài trường hợp cần giải quyết linh động:

… bác sĩ đề nghị một bệnh nhân dân tộc thiểu số ở Bình Phước (có chồng đã được mổ, và con trai đi theo) nằm lại qua đêm tại bệnh viện, để sáng hôm sau cho xét nghiệm lại, nếu được sẽ cho mổ luôn. Tôi phải mời anh Tuyến phụ trách đoàn Bình Phước đến trao đổi. Gia đình bệnh nhân (ba người) đồng ý ngủ lại bệnh viện, hôm sau, khi xong hết mọi việc, anh Tuyến sẽ đưa họ ra xe đò, hướng dẫn đường đi thật kỹ, viết trên giấy, gửi gấm cho tài xế xe đò và chi phí tiền xe đò và Honda ôm về nhà. Anh Tuyến sẽ dùng “Quỹ Tình Thương Việt” để chi trả.

Một trường hợp khác cũng ở Cần Đước, mắt bị đục thủy tinh thể, nhưng nằm sâu đáy mắt (trường hợp khó, nghiêng về đáy mắt), bác sĩ cho chuyển sang Cơ sở 1, Bệnh viện Mắt (280 Điện Biên Phủ, Q.3) để xử lý. Bệnh viện bảo bệnh nhân cần có thân nhân theo nuôi. Tôi làm việc với trưởng đoàn, gọi điện liên lạc với gia đình cho một thân nhân sáng mai theo xe đoàn Cần Đước lên nuôi. Khi có trường hợp chuyển viện, như thế nhân viên bệnh viện sẽ đem hồ sơ bệnh án, giấy chuyển viện và điều dưỡng, đưa bệnh nhân đi, và sẽ được mổ MIỄN PHÍ.

Các bệnh nhân này rất vui mừng vì giải tỏa được mối lo trong lòng, họ cứ lo lắng sợ không ai đưa họ về, vì họ không biết đường đi và không có tiền! Nhất là bệnh nhân Cần Đước, có hai người cứ quấn lấy tôi, bảo: “Cô nhớ giúp cho em về nghe!” Thật là đáng thương cho những người nghèo, chân chất, thật thà, hiền lành, ở mãi nông thôn, có khi cả đời không đi ra khỏi Xã, Huyện, nên rất sợ lạc đường! Đến khi tôi dẫn họ đến giao và gửi gấm trưởng đoàn, họ mới an tâm.

… sau khi mổ:

– Bà Trần Thị Gấm (99 tuổi) ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, mổ cườm mắt phải, quá vui mừng vì sau mổ mắt sáng hẳn lên, có thể tự đi ra ngoài, xem TV, tự tắm rửa được. Trước khi mổ, bà không thấy đường, đi ra ngoài phải có người dẫn, nhưng rất sợ mổ! Bà thấy có bệnh nhân cùng xã đi mổ đợt I về được sáng mắt, bà đòi đi. Bà muốn xin mổ tiếp mắt trái đợt sau này.

– Bà Lê Thị Ghết (75 tuổi), ở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, mổ đục thủy tinh thể mắt phải, quá hạnh phúc vì sau khi mổ, mắt bà rất sáng, có thể xỏ kim vá áo được, trong khi mắt trái đã mổ nơi khác trước đây, bị mờ không nhìn rõ.

– Ông Nguyễn Hùng Sơn (71 tuổi) ở Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, mổ đục thủy tinh thể mắt phải, sau mổ nhìn quá rõ, ông vui mừng không tả nổi và xin mổ tiếp mắt trái đợt sau.

Lúc tiễn bệnh nhân về, họ cứ nắm lấy tay tôi: “Cô ở lại mạnh giỏi, em cám ơn cô nhiều lắm!”. Một nguồn cảm xúc tự nhiên dâng tràn, tôi cảm nhận “tình người” từ những mái đầu bạc phơ, khuôn mặt nhăn nheo, lam lũ, bàn tay cứng ngắt khô cằn và đôi mắt tưởng mù lòa cho đến hết đời. Ngày mai mắt sẽ sáng lại và họ sẽ tìm được niềm vui khi nhìn rõ mặt con cháu, tự chăm sóc cho bản thân và đóng góp phần đời còn lại cho gia đình. Đây là một động cơ khiến tôi nhận lời làm thiện nguyện cho “Chương trình đem ánh sáng cho người nghèo”. Người xưa nói: “Nghìn vàng mua lấy nụ cười”. Các ân nhân chỉ bỏ ra có khoảng 50 đô đã đem lại cho người nghèo mù biết bao nụ cười khi họ sáng mắt và cảm thấy cuộc sống tươi đẹp và ý nghĩa hơn.


IMG_5456     12439033_10153715055438046_1370564884058474469_n  12507556_10153715055313046_708637905028758186_n

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

As part of the Vision for the Poor program, VNHelp collaborated with the Son Nam charity group and held 6 rounds of free cataract surgeries at the Eye Hospital, Saigon, in March, April, and November 2015. In all, 699 patients of poor families came from the provinces of Long An, Ca Mau, Dong Thap, An Giang, Binh Phuoc, Ba Ria, and Vinh Long. The oldest patient was 99 years old and the youngest was 15 years old.

Here are some stories, which brought a mixture of joy and sorrow, excitement and headaches, resourcefulness and patience, thoughtfully reflected in the words of the program coordinator Truong Thi Tuyet Nuong.

“Where is Little Bé Tư?”

To prepare for the first day of the surgery mission, I set my alarm clock at 4:30am before going to bed in the evening of March 18, 2015. While sound asleep, the phone rang suddenly waking me up. I looked at the clock, barely 3:30 in the morning, thinking that perhaps I mistakenly set the alarm clock for the wrong time last night. I answered the phone and could hear the voice of Little Bé Tư, a volunteer leading the group of patients from Ca Mau: “Chế , we have arrived.” (“Chế” means older sister, spoken in the dialect of Chinese origin).

I responded, “Why so early? We meet at 6am, right? “. Then, I gently reminded her: “Ask the security guard whether you are at the correct address.”

Bé Tư muttered: “In the city, there is only this Eye Hospital, are there any more?” I hung up.

About 5 minutes later, Bé Tư called again: “Security says this is not the right place. He says to go back Dien Bien Phu Boulevard.“

I gave some directions: “Tell the driver to go to Nguyen Dinh Chieu Road (beause Dien Bien Phu Blvd is one way), then over to Ly Thai To Street, then drive down Dien Bien Phu Blvd. Or, put the driver on the phone and I will guide him”. Then, I realized that the driver went somewhere to park after unloading the patients in front of the hospital. Hence, the security guard had to show the group of 36 people to walk about 2 km to the actual location of surgery.

After 15 minutes, I called Bé Tư again to get an update. She replied: “Chế, we are at Binh Dan Hospital, but no one knows where the eye surgery center is. Can you come and show us?”

I worried: “My God, how can I come at this hour? Please keep going in that direction and find alley number 611.“

A few moments later, the phone rang again: “I asked but no one knew the center.”

I heard voice in the background. It seemed someone was asking for directions. I said, “Give the phone to the person for my direction.” In fact, someone there was trying to show them the way.

I asked: “Where is your location?”

The person answered: “Near Nguyen Thien Thuat Street, but I do not know where that center is”.

I blurted out in glee: “They are almost there. Please tell them to go straight about 500m and head for alley number 611. Then, take the first turn into the community eye care center.”

After that, there were no more phone calls from Bé Tư. Perhaps, they found the place. The alarm rang at 4:30am. I hurriedly got ready and headed for the hospital.

I arrived at exactly 6:00am and the first person I met was a big lady. I asked, “The patients from Ca Mau are here already, right? Where is Little Tư?”

She answered: “I am Bé Tư. Are you Miss Nuong? “

“Yes. From your voice on the phone and your name (the name means Baby Tư or Little Tư), I thought you would be a petite person, who would have known …” Bé Tư continued: “I too huge, am I not?” She broke into laughter.

I also laughed and asked: “Your group arrived so early. What time did you depart from Ca Mau?”

Bé Tư replied: “We left at 7pm and arrived here at 3:30 in the morning.”

“… did someone pick up a garment bag by mistake?”

After surgery and while taking off their hospital gowns, the last 2 patients from Can Duoc could not find their own clothes to change into. This started a little panic. I gathered all the group leaders and asked whether someone picked up their bags by mistake. But, no one knew. The Can Duoc group leader thought about running to a store to buy some clothes. One of the patients said: “Buy 2 pairs of sandals also because we left our sandals in the bag, too.” Everyone broke out in laughter: “Wow, new clothes and sandals after free eye surgery. What a treat!” At that moment, a housekeeping staff found the garment bags and ran down to the first floor to inform the Can Duoc group. Everyone breathed a sigh of relief.

… And some cases needing flexible solutions

One of the doctors suggested to a patient of ethnic origin and her son, (her husband just went through the operation), to stay overnight at the hospital. He would examine her in the morning and operate on her also. I asked Mr. Tuyen, leader of the Binh Phuoc group to discuss the suggestion with her. The family agreed to stay at the hospital. The next day, after the operation completed, Mr. Tuyen took them to the bus station, carefully wrote directions in detail and gave to the bus driver. He paid for the bus fare and gave some money for the family to take the motorbike taxi home. He used the money from the Viet Love fund to pay for these expenses.

We had another case involving a patient from Can Duoc. He had cataract but it was deep in the socket (such a surgery was considered as difficult). The doctor authorized the patient to transfer to the Eye Hospital at 280 Dien Bien Phu Blvd for diagnosis. The hospital asked the patient to call a family member to come to care for him. I worked with the group leader and arranged for a relative to come from Can Duoc the next morning. Whenever a patient needs to be transferred like this, the hospital staff would bring the medical records along while accompanying the patient during the transfer, all free of charge.

Generally, these patients were happy because their predicament had been addressed. But, they usually worried how they would get home and they had no money. Two patients from Can Duoc followed me closely and pleaded: “Miss, please help us to get home.” I felt a deep compassion for these poor people. They were so sincere and gentle. They lived deep in the countryside all their lives, perhaps never having left their village, and were very afraid of getting lost. The two patients finally felt completely assured when I personally turned them to the care of their group leader.

… After surgery:

– Mrs. Tran Thi Gam (99 years old) from Loc Ninh District, Binh Phuoc Province, was so happy after surgery. She could see clearly, go outside, watch TV, and take care of her daily needs. Before the surgery, she could not see at all and always needed someone to guide her, but she was much in fear of eye surgery. After a patient from her village received surgery and regained full vision. She was encouraged and happy to be on this trip. She asked for another surgery for her left eye on the next trip.

– Mrs. Le Thi Ghet (75 years old) from Bu Dop District, Binh Phuoc Province, was elated after cataract surgery on her right eye. She could see clearly and even thread a needle and sew her clothes. Her left eye was previously operated at another hospital but it became blurry after sometime.

– Mr. Nguyen Hung Son (71 years) from Bu Dop District, Binh Phuoc Province, had cataract surgery in his right eye. He regained his sight and said there was no word that could describe his happiness. He asked for surgery on his left eye in the next round of operation.

During our goodbyes, the patients took turns holding my hands: “Thank you very much. I wish you good health. I looked at their heads with silver white hair and faces weathered with harsh wrinkles, while touching their hands dried through a life time of hard work. I felt so happy for them. Tomorrow will be bright again. Their lives will be filled with joy when they can see their children and grand children again. They will be able to take care of themselves and have meaningful lives with their families and society. This is my motivation for volunteering in the Vision for the Poor Program. We have an old saying: “Thousands of gold to buy a smile”. It takes a donation of only 50 U.S. dollars to bring thousands of smiles to a person who regain their vision and live their life in full beauty and purpose.

Translated by Thong Nguyen